Chính vì vai trò đặc biệt đó mà các nhà khoa học luôn nhận được sự đầu tư từ xã hội nói chung,ựctrongkhoahọclàtiêuchítốiquantrọtỉ lệ cược chính quyền nói riêng. Đầu tư cho khoa học luôn là sự đầu tư mang tính dài hạn vì lợi ích mang lại không thể cân đong đo đếm trong thời gian ngắn. Do mối quan hệ đặc biệt như vậy giữa nhà khoa học và "nhà đầu tư" mà sự trung thực trong nghiên cứu khoa học là tiêu chí đầu tiên và tối quan trọng đối với các nhà khoa học.
Một mặt, đối với sự phát triển nội tại khoa học, những nghiên cứu thiếu trung thực hoàn toàn vô nghĩa vì nó đi ngược với mục đích của khoa học. Người làm khoa học có thể sai nhưng tất cả quá trình thực hiện phải do một động cơ duy nhất là đi tìm bản chất của tự nhiên, của xã hội. Bản chất đó không thể được "phát hiện" bằng cách tự bịa ra số liệu, thí nghiệm…
Mặt khác, người làm khoa học, với tư cách người nhận tài trợ từ xã hội (thông qua chính phủ hay từ các đơn vị tư nhân) phải có trách nhiệm với "nhà tài trợ". Trách nhiệm đó thể hiện cao nhất ở sự trung thực, vì các sản phẩm của nghiên cứu khoa học hoàn toàn vô nghĩa nếu thiếu sự trung thực trong quá trình tạo ra nó.
Câu hỏi đặt ra là VN hiện nay có cần tài trợ cho các nghiên cứu khoa học không? Một câu hỏi mang tính thực dụng hơn là: Liệu hoạt động nghiên cứu khoa học ở VN có mang lại lợi ích gì cụ thể cho xã hội hay không? Câu trả lời cho cả hai câu hỏi là "có, nếu các nghiên cứu được thực hiện trung thực, nghiêm túc".
Tuy nhiên, cơ chế quản lý khoa học ở VN lại đang làm nảy sinh sự không trung thực. Với mong muốn có nhiều sản phẩm dưới dạng các "công bố khoa học" trên nền một đội ngũ cán bộ chưa đủ mạnh về chất lẫn về lượng, cơ chế đầu tư "thực dụng" thông qua các đề tài manh mún, xa rời bản chất "tài trợ nghiên cứu" mà nặng về quan điểm "đặt hàng - nghiệm thu sản phẩm", vô hình trung ép các nhà khoa học phải "bán lúa non" - công bố những sản phẩm chưa thực sự hoàn thiện; tồi tệ hơn là dùng mánh lới để có thể công bố sớm nhằm đáp ứng tiến độ…
Vấn đề liêm chính trong nghiên cứu khoa học đã được nhắc đến trong cộng đồng khoa học từ nhiều năm nay. Nhiều vấn đề, hiện tượng cũng đã nhận được sự quan tâm của cộng đồng xã hội. Một số cơ sở nghiên cứu - đào tạo, một số cơ quan quản lý, điển hình là Quỹ NAFOSTED, Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước cũng đã có những văn bản pháp quy về thực hành liêm chính khoa học, hay xử lý các vi phạm. Hội thảo vừa qua về liêm chính nghiên cứu do Bộ KH-CN phối hợp với Bộ GD-ĐT là một dấu mốc thể hiện sự quan tâm vào cuộc của lãnh đạo ở cấp cao nhất đối với vấn đề ngày.
Tuy nhiên, để có được môi trường nghiên cứu khoa học liêm chính trước tiên là phải làm sao để nhà khoa học có được mức lương đủ để yên tâm làm việc. Tiếp theo, việc tài trợ và triển khai nghiên cứu khoa học phải được thực hiện trên những tiêu chí thực chất, hội đồng xét duyệt, đánh giá cần được quốc tế hóa ở mức cao. Cuối cùng mới là các hình thức xử lý sai phạm, các quy định, quy chế rõ ràng về liêm chính trong nghiên cứu.