Theảovệnộikhuchungcưcóđượckhóabánhxevàxửphạđá vôio đoạn clip được chia sẻ trên mạng xã hội, một người phụ nữ đậu xe ô tô màu đen bị bảo vệ nội khu khóa bánh xe và yêu cầu đóng phí bồi hoàn mới mở khóa. Đoạn clip khác, người đàn ông đậu xe ô tô màu trắng bị bảo vệ khóa bánh đã bức xúc cắt luôn khóa vì cho rằng anh đậu xe ở nơi không có biển cấm đậu.
Phía dưới các clip, có 2 luồng ý kiến trái chiều. Một bên cho rằng bảo vệ đang "lộng quyền" vì trong chức năng, nhiệm vụ không có quyền khóa bánh xe người khác vì đây là tài sản cá nhân có giá trị lớn. Phía còn lại nhắc nhở chủ xe ô tô cần đậu xe đúng nơi quy định, vào nội khu thì tuân thủ các quy định nội bộ.
Bảo vệ chung cư có được khóa bánh xe?
Luật sư (LS) Dương Hoài Vân, Đoàn LS TP.HCM cho biết, khoản 1 Điều 9 Thông tư 02/2016 của Bộ Xây dựng quy định, nhà chung cư phải ban hành bản nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư.
Đây là các thỏa thuận đặc thù do các chủ sở hữu nhà chung cư quyết định để tạo ra nguyên tắc ứng xử chung. Vì vậy, ban quản lý nhà chung cư có quyền thay mặt các chủ sở hữu thực hiện việc quản lý nhà chung cư theo bản nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư này.
Mặt khác, tại khoản 2 Điều 9 của thông tư này còn quy định về các nội dung chủ yếu của bản nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư trong đó có nội dung: "Quy định áp dụng đối với chủ sở hữu, người sử dụng, người tạm trú và khách ra vào nhà chung cư; các hành vi bị nghiêm cấm trong sử dụng nhà chung cư và việc xử lý các hành vi vi phạm nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư".
Đồng thời, khoản 5 Điều 6 luật Nhà ở 2014 cũng có quy định về hành vi bị nghiêm cấm như sau: "Lấn chiếm không gian và các phần thuộc sở hữu chung dưới mọi hình thức; sử dụng phần diện tích thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung vào sử dụng riêng".
Từ đó, LS Dương Hoài Vân cho biết, căn cứ vào các quy định trên thì việc đỗ xe không đúng vị trí có thể bị coi là hành vi lấn chiếm không gian và các phần thuộc sở hữu chung của khu chung cư. Do đó, họ có quyền quy định các vị trí cấm dừng, đỗ xe và hình thức xử phạt với các phương tiện vi phạm trong đó có thể là khóa bánh xe.
Vì vậy, nếu bản nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư có quy định về nội dung trên thì bảo vệ nhà chung cư có quyền khóa bánh xe của chủ phương tiện vi phạm.
Còn việc xử phạt, LS cho rằng, Thông tư 02/2016 của Bộ Xây dựng không quy định các chế tài xử lý cụ thể được phép áp dụng khi xảy ra hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng nhà chung cư.
"Hơn nữa, theo quy định pháp luật thì việc xử phạt chỉ được tiến hành bởi người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước. Do vậy, ban quản lý nhà chung cư hay bảo vệ nhà chung cư không có thẩm quyền xử phạt đối với các vi phạm nêu trên", LS phân tích.
Về vấn đề xử phạt cư dân trong chung cư, trưởng ban quản lý một chung cư tại Q.Bình Thạnh (TP.HCM) thừa nhận: "Nội quy quản lý nhà chung cư có đưa ra mức phạt cho hành vi vi phạm trong chung cư như dừng đỗ sai quy định, nuôi chó mèo… được cư dân thông qua ở hội nghị nhà chung cư. Tuy nhiên, 5 năm qua chúng tôi chưa xử phạt được ai vì ban quản lý không có thẩm quyền xử phạt, cũng không ép được cư dân đóng tiền phạt. Chủ yếu bảo vệ cùng ban quản lý nhắc nhở, dĩ hòa vi quý".
Đường nội bộ ai có quyền phạt?
Hiện nay, ở các chung cư có thể có 2 loại đường nội bộ là: đường nội bộ thuộc sở hữu chung của chung cư và đường nội bộ không thuộc phần sở hữu chung của nhà chung cư.
LS Dương Hoài Vân cho biết, căn cứ khoản 2 Điều 100 luật Nhà ở 2014 thì đường nội bộ thuộc về phần sở hữu chung của nhà chung cư, đây là hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài nhưng được kết nối với nhà chung cư đó. Tuy nhiên, nếu hệ thống hạ tầng kỹ thuật sử dụng vào mục đích công cộng hoặc thuộc diện phải bàn giao cho nhà nước theo nội dung dự án đã được phê duyệt thì đây không được xem là phần sở hữu chung của nhà chung cư.
Do vậy, chỉ khi đường nội bộ thuộc về phần sở hữu chung của nhà chung cư thì bảo vệ với sự ủy quyền của ban quản lý mới được khóa bánh xe các phương tiện vi phạm theo nội quy chung.
Trường hợp đường nội bộ không thuộc phần sở hữu chung của nhà chung cư là đường được sử dụng vào mục đích công cộng hoặc thuộc diện phải bàn giao cho nhà nước theo nội dung dự án đã được phê duyệt.
"Trong trường hợp này, bảo vệ chung cư không được quyền khóa bánh xe đối với những phương tiện vi phạm. Việc khóa bánh xe là trái quy định pháp luật, xâm phạm quyền sở hữu đối với chủ phương tiện bởi việc xem xét, xử lý hành vi vi phạm thuộc về chức năng của cơ quan hành chính và cơ quan công an", LS nêu ý kiến.
Do đó, theo LS tùy tính chất mức độ hành vi vi phạm của các cá nhân/ban quản lý chung cư, chủ ô tô bị khóa bánh có thể làm đơn tố giác ra cơ quan công an hoặc khởi kiện ra tòa để giải quyết và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có.